Chệ độ dinh dưỡng hợp lý và có lợi cho người bị ung thư

Trước mắt, để giảm thiểu cảm giác khó chịu, bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn, dùng thêm những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi…

Ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại ung thư.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, vấn đề sức khỏe của đa số bệnh nhân ung thư là suy kiệt cơ thể do phản ứng phụ của quá trình điều trị, tâm lý chán nản lo lắng của người bệnh hoặc chính khối u gây ra. Tình trạng này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của bệnh nhân.
an-uong-7613-1478743246
Ảnh minh họa: Inran.

Bác sĩ Nguyệt cho biết chế độ ăn uống khoa học giúp người bệnh có đủ sức theo được hết phác đồ điều trị nặng nề. Nguyên tắc cơ bản để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý là ăn uống đầy đủ thực phẩm với các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước.

Cụ thể, trong khẩu phần hàng ngày, nên:

Ăn nhiều cá, rau quả, ít thịt

cho người bệnh ung thư tốt nhất là ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe chống lại tế bào ung thư. Nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ hấp thụ dưỡng chất hơn. Người bệnh chịu khó vận động, hạn chế nằm một chỗ, giúp cơ thể thoải mái, đầu óc thư giãn, tránh suy nghĩ tiêu cực, việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Rau quả cung cấp rất nhiều vitamin thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Nên chọn các loại quả tươi, sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản.

Ưu tiên các dưỡng chất cần thiết gồm:

Đạm: Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cho cơ thể, bệnh nhân cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần phải cân đối giữa protein động và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm có lợi cho sức khoẻ. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm từ thịt có màu đỏ như heo, bò, tôm, cua, cá…

Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.

Béo (lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng axit béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Tăng cường uống nước

Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân thường bị thay đổi khẩu vị. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Trước mắt, để giảm thiểu cảm giác khó chịu, bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn, dùng thêm những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi…

Đa phần bệnh nhân đang hóa trị thường buồn nôn và nôn. Trong thời gian này nên ăn trước khi đói vì nếu đợi cơn đói đến sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn. Cần uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày. Tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi. Lượng nước nên uống mỗi ngày là từ 8 đến 12 ly, có thể là nước đun sôi để nguội, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm chứa nhiều nước. Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát.

Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Do vậy việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị là rất cần thiết giúp giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của phương pháp điều trị.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *