Cách bài trí ngôi trường kỳ lạ ở Thụy Điển
Công nghệ tiên tiến không phải là tất cả. Trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn kết hợp giữa âm nhạc, nhảy múa và vẽ.
Ở trường song ngữ Vittra Telefonplan, trẻ không học trong các lớp riêng biệt mà có thể thoải mái leo núi, chui vào hang và chuyện trò cạnh cây cối.
Trường song ngữ Vittra Telefonplan thành lập năm 2012 tại thị trấn Hägersten, cách Stockholm khoảng 5 dặm về phía nam. Nhìn từ bên ngoài, ngôi trường không có gì đặc biệt.
Nhưng một khi bạn bước vào bên trong, cách bài trí kỳ lạ của trường học này sẽ gây ấn tượng.
Tâm điểm của trường là một cây to lớn, nơi gặp gỡ của tất cả học sinh và kết nối các yếu tố khác trong tòa nhà.
Trường không hề có lớp học. Thay vào đó, nhà thiết kế Đan Mạch Rosan Bosch tạo ra không gian mở đầy màu sắc. Nhờ kết cấu linh hoạt này, học sinh có thể ngồi ở bất cứ đâu để làm bài tập qua laptop được cung cấp bởi nhà trường.
Công nghệ tiên tiến không phải là tất cả. Trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn kết hợp giữa âm nhạc, nhảy múa và vẽ.
Tương tự, hoạt động theo nhóm đôi khi cũng diễn ra khi các em học tập. Bosch tin rằng bất kỳ hệ thống giáo dục thành công nào cũng pha trộn giữa yếu tố cá nhân và tập thể.
Với mục tiêu phát triển tính linh hoạt trong thiết kế, ngay cả khu ăn uống của trường cũng là không gian tự do, chỉ hạn chế bởi khung kim loại.
Khi có thời gian rảnh, trẻ có thể tụ tập quanh khu học tập hoặc leo lên “ngọn núi” màu xanh nhạt ở trung tâm tòa nhà.
Hoặc có thể thư giãn hay làm bài tập.
Nếu muốn một nơi hẻo lánh hơn, trẻ có thể chui vào phía trong lòng “ngọn núi”. Đó là một kiểu hang động bí mật giúp chúng có thể tập trung suy nghĩ và làm việc mình muốn.
Theo Bosch, môi trường này giúp con người luôn ở trong tình trạng linh hoạt do không dễ hình thành các thói quen.
Những đứa trẻ ở trường Vittra Telefonplan học cách tìm không gian đáp ứng nhu cầu của mình. Khi muốn yên tĩnh, chúng dễ dàng tìm thấy.
Khi muốn hoạt động sôi nổi hơn, trường cũng không thiếu không gian phù hợp.
Leave a Reply