Tương lai của Apple và công nghệ Mỹ sẽ thế nào dưới “triều đại” Trump

“Chúng ta nên bắt đầu xây dựng máy tính và những thứ khác ngay tại đất nước này, thay vì phải nhờ tới các quốc gia khác”, nói.

Thung lũng Silicon, sự bình đẳng Internet (Net Neutrality), an ninh mạng và những công ty công nghệ như Apple sẽ bị ảnh hưởng lớn dưới thời .

Khi đang trong quá trình tranh cử, Donald Trump đã thể hiện việc không am hiểu công nghệ của mình và từng có những ý kiến gây tranh cãi cũng như những nhầm lẫn cơ bản về lĩnh vực này. Điều đó khiến nhiều người lo ngại tương lai công nghệ Mỹ sau khi ông lên nắm quyền. Và giờ đây, khi điều đó đã thành hiện thực, câu hỏi đặt ra là: Công nghệ Mỹ sẽ ra sao?
trump-valley-7686-1478750675
Ông Trump sẽ giúp công nghệ Mỹ đi lên hay bị kéo lùi?

Người nước ngoài làm việc tại thung lũng Silicon

Trong quá trình chạy đua vào Nhà Trắng, Trump từng bày tỏ quan điểm nhất quán về H-1B – Visa làm việc cho tạm thời cho chuyên viên, được các công ty công nghệ Mỹ sử dụng để tuyển dụng lao động nước ngoài. Ban đầu, ông khuyến khích H-1B bởi điều đó sẽ giúp nước Mỹ có thêm các nhân tài ngoài biên giới. Theo IBTimes, việc Trump đưa ra ý kiến này là do có sự hậu thuẫn của nhiều nhân vật quan trọng tại Thung lũng Silicon, trong đó có cả Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg.

Tuy nhiên, Trump sau đó đã đổi ý, cho rằng H-1B nên bị loại bỏ để tránh nguy cơ bị lạm dụng. Ông lập luận rằng, riêng công dân Mỹ cũng đủ trình độ để làm việc tại đây và nếu thêm người nước ngoài, lượng công ăn việc làm sẽ bị giảm đi.

Sự bình đẳng của Internet

Về lĩnh vực này, Trump đề nghị tạo nên một môi trường giúp mọi người có thể truy cập vào tất cả mọi thứ, không bị các nhà cung cấp dịch vụ chặn, giá cả hợp lý, thúc đẩy các nội dung hoặc các trang web nhất định. Tuy nhiên, ông lại nói rất ít về quyền truy cập Internet của các công dân Mỹ.

Trump cho rằng bình đẳng Internet chỉ là một phiên bản khác của thuyết công bằng (Fairness Doctrine). Theo thuyết này, khi có một vấn đề quan trọng cần được đề cập, các đài phát thanh và truyền hình phải trình bày mọi mặt của vấn đề. Tuy nhiên, nó đã bị bãi bỏ năm 1987 do nội dung khó áp dụng.

Tuy nhiên, định nghĩa ban đầu của bình đẳng Internet là: Tất cả trang web trên Internet nên được làm việc với cùng một tốc độ trung bình được đưa ra bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Như vậy, việc Trump so sánh giữa bình đẳng Internet và thuyết công bằng chưa hẳn là hợp lý bởi giữa chúng không có nhiều điểm liên quan với nhau.

An ninh mạng

Trái ngược với bình đẳng Internet, an ninh mạng được Trump đề cập khá nhiều. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông từng đề nghị xem xét lại tất cả khả năng phòng vệ không gian mạng của Mỹ, trong đó đặc biệt quan tâm đến các cơ sở hạ tầng quan trọng. Ông yêu cầu thành lập những “lực lượng đặc nhiệm an ninh mạng” từ quân đội đến khu vực tư nhân nhằm giúp Mỹ phòng vệ, chống lại “các phương thức tấn công mạng đang phát triển” cũng như đáp trả nếu cảm thấy nguy hiểm.

Trong một cuộc tranh luận với bà Hillary Clinton ngày 26/9, Trump bắt đầu nói về an ninh mạng bằng cuộc tấn công vào Ủy ban quốc gia Đảng Dân chủ (DNC): “Cho dù là Nga, Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác tấn công, chúng ta vẫn không thể biết được sự thật, đơn giản là vì dưới thời Tổng thống Obama, chúng ta đã mất quyền kiểm soát những thứ đáng lẽ vẫn có thể kiểm soát. Giờ thì chúng ta cần phải cực kỳ cứng rắn trong cuộc chiến trên mạng”.

Ngày 7/12/2015, Trump cũng từng đề nghị Bill Gates và những người liên quan nên hạn chế, thậm chí là cấm Internet vì nguy cơ mất an toàn thông tin do mạng này gây ra.

Với Apple

Trump khẳng định, các công ty đa quốc gia như Apple phải nỗ lực hơn nữa trong việc tự sản xuất tại nước Mỹ thay vì lợi dụng nguồn nhân công giá rẻ tại các quốc gia khác, như Trung Quốc. Bước đầu tiên để hiện thực hóa nó là tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng công nghệ ngoài biên giới khi muốn vào Mỹ.
1932-6209-1478750675
Trump muốn các công ty như Apple sử dụng nhân công trong nước thay vì thuê gia công ở các nơi khác.

“Chúng ta nên bắt đầu xây dựng máy tính và những thứ khác ngay tại đất nước này, thay vì phải nhờ tới các quốc gia khác”, Trump nói.

Riêng việc Apple không đồng ý mở khóa chiếc iPhone 5c chứa manh mối liên quan đến kẻ giết người tại San Bernardino, Trump kêu gọi tẩy chay công ty này. Khi đó, ông cho biết mình sở hữu 2 smartphone, một của Samsung và một là iPhone nhưng sẽ chỉ sử dụng điện thoại của hãng điện tử Hàn Quốc cho đến khi Apple chịu mở khóa.

Nhưng chỉ 3 tuần sau khi tuyên bố tẩy chay, nhiều người phát hiện một tweet trên Twitter của ông là từ iPhone.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *